Trẻ em ăn yến có tốt không? Trẻ mấy tuổi ăn được yến?
Yến sào được biết đến là thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho người bệnh, người lớn tuổi và phụ nữ sau sinh. Nhưng trẻ em ăn yến có tốt không, có thật sự cần thiết và an toàn. Hãy cùng Yến sào Nhật Linh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thành phần các dưỡng chất có trong yến
- Hàm lượng protein cao, chiếm 45 – 55% thành phần tổ yến. Cấu trúc protein nhẹ, dễ tiêu hóa, giúp trẻ hấp thu nhanh và hiệu quả.
- 18 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể là aspartic axit, serine, threonine, valine, leucine, isoleucine,… có công dụng tái tạo tế bào, phục hồi sau ốm và hỗ trợ trao đổi chất.
- Dồi dào vi khoáng cần thiết như canxi, sắt, kẽm, mangan, đồng, kali góp phần phát triển hệ xương, máu và tăng cường sức đề kháng.
- Giàu axit sialic, là dưỡng chất tự nhiên có trong sữa mẹ. Axit sialic tốt cho trí não và hỗ trợ phát triển hệ thần kinh và trí nhớ cho trẻ.
- Glycoprotein là thành phần tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể sản xuất kháng thể, đề kháng với virus, vi khuẩn.
1. Trẻ em ăn yến có tốt không?
1.1. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Ngoài axit sialic và glycoprotein có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh và hình thành các kháng thể và tế bào miễn dịch cho cơ thể trẻ thì yến sào còn chứa các khoáng chất vi lượng như kẽm, đồng, mangan giúp cơ thể trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh và phục hồi nhanh sau ốm.
1.2. Giúp trẻ ăn ngon, ngủ sâu giấc
Đối với trẻ biếng ăn, yến sào là thực phẩm giúp làm tăng cảm giác thèm ăn của trẻ, đồng thời còn tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất. Bên cạnh đó, trong yến còn chứa glycine có tác dụng làm dịu thần kinh, hỗ trợ điều hòa hoạt động của não, từ đó giúp trẻ thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ.
1.3. Phát triển chiều cao và cân nặng đều đặn
Trong giai đoạn từ 1 – 12 tuổi, trẻ cần lượng canxi cao để tăng cường mật độ xương, giúp xương và răng chắc khỏe, từ đó hỗ trợ phát triển chiều cao. Tuy lượng canxi trong yến không nhiều như sữa nhưng chứa nhiều khoáng chất vi lượng như phốt pho, magie, mangan giúp tăng khả năng hấp thu canxi vào xương.
1.4. Tăng cường trí nhớ, phát triển não bộ
Với tyrosine, axit sialic và glycine trong yến sào giúp não bộ của trẻ phát triển, tăng cường khả năng tập trung và ghi nhớ lâu. Ngoài ra còn hỗ trợ xử lý thông tin và phát triển tư duy logic ở trẻ em.
2. Trẻ mấy tuổi ăn được yến?
Trẻ từ 12 tháng tuổi có thể sử dụng yến chưng để bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Tuy nhiên mẹ cần tuân thủ liều lượng sử dụng yến sào cho trẻ theo đúng độ tuổi để tránh tình trạng trẻ bị đầy bụng.
3. Cách dùng yến sào cho trẻ đúng
3.1. Liều lượng
Trẻ dưới 1 tuổi không được sử dụng yến bởi hệ tiêu hóa của trẻ chưa đủ hoàn thiện để có thể hấp thu được hết các chất dinh dưỡng trong yến.
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 1 – 1.5g/lần, 3 lần/tuần
- Trẻ từ 4 – 10 tuổi: 1 – 2g/lần, 3 lần/tuần
- Trẻ trên 10 tuổi: không quá 5g/ngày, có thể dùng mỗi ngày tùy theo thể trạng
3.2. Thời điểm
Thời điểm để trẻ có thể hấp thu tốt các dinh dưỡng trong yến sào là vào trước bữa sáng, giữa 2 bữa ăn trưa và tối hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 – 45 phút.
Xem thêm: Trẻ em ăn yến vào lúc nào là tốt nhất? Những lưu ý khi cho trẻ ăn
4. Lưu ý khi sử dụng yến sào cho trẻ
Khi sử dụng yến sào cho trẻ em cần lưu ý những điều sau:
- Đối với trẻ 1 tuổi chỉ nên ăn yến được chưng tại nhà, không nên sử dụng yến hũ chưng sẵn vì sẽ chứa chất bảo quản, dù ít hay nhiều.
- Khi cho trẻ sử dụng yến lần đầu, mẹ nên chưng liều lượng ít rồi theo dõi trẻ ít nhất trong 3 ngày xem trẻ có phản ứng với các thành phần trong yến không. Nếu trẻ không gặp vấn đề nào về sức khỏe thì mẹ có thể tăng dần liều lượng.
Xem thêm:
- Cách sử dụng yến sào cho trẻ em đúng
- Chưng yến trong bao lâu để giữ được đầy đủ dưỡng chất
- Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không? Cách sử dụng đúng
Yến sào là thực phẩm bồi bổ sức khỏe cho trẻ rất tốt nhưng mẹ cần sử dụng đúng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. Nếu mẹ cần hỗ trợ về việc sử dụng yến cho trẻ thì hãy liên hệ hay hotline 0965 967 948 để được tư vấn ngay nhé!
Nguồn tham khảo: https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC8089372/